6 Điều Kiện Bắt Buộc Khi Thành Lập Doanh Nghiệp – Nhiều Người Vẫn Mắc Sai Lầm Ở Điều Thứ 3
Bạn có ý tưởng kinh doanh và đã sẵn sàng bước chân vào thị trường. Tuy nhiên, nếu chưa hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp đúng quy định, mọi hoạt động kinh doanh của bạn có thể bị gián đoạn hoặc xử phạt bất cứ lúc nào.
Để giúp bạn tránh những sai lầm không đáng có, dưới đây là 06 điều kiện pháp lý quan trọng và bắt buộc mà bất kỳ ai muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam đều cần nắm rõ.
Vốn điều lệ và vốn pháp định – Không đơn giản là “có bao nhiêu ghi bấy nhiêu”
Theo Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”
Hiện nay Luật Doanh nghiệp không quy định mức vốn tối thiểu thành lập doanh nghiệp (ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định).
Ví dụ: Ngành nghề kinh doanh môi giới chứng khoán yêu cầu số vốn pháp định tối thiểu là 25 tỷ đồng (điểm a khoản 1 Điều 175 Nghị định 155/2020/NĐ-CP).
Doanh nghiệp phải góp đủ số vốn điều lệ đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quá thời hạn quy định và vẫn không góp đủ vốn điều lệ thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn, doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
Lưu ý: Vốn điều lệ là số vốn do doanh nghiệp tự đăng ký với cơ quan chức năng, là cơ sở để xác định trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp với đối tác, khách hàng và nhà nước. Việc đăng ký vốn điều lệ cần phù hợp với quy mô và ngành nghề kinh doanh, tránh đăng ký quá thấp (gây thiếu tin tưởng) hoặc quá cao (gây rủi ro pháp lý khi có tranh chấp).
Nếu doanh nghiệp đăng ký các ngành nghề này nhưng không đáp ứng mức vốn pháp định, hồ sơ sẽ bị từ chối cấp phép hoạt động.
Chủ thể thành lập doanh nghiệp – Không phải ai cũng được quyền “lập công ty”
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập, góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ những trường hợp sau:
• Tổ chức không có tư cách pháp nhân;
• Người chưa đủ 18 tuổi, không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
• Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
• Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
• Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam;
• Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
• Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh;
• Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
Lưu ý: Những trường hợp vi phạm quy định về chủ thể sẽ khiến hồ sơ bị từ chối hoặc có thể bị xử lý kỷ luật nếu cố tình vi phạm.
Ngành nghề kinh doanh – Điều kiện dễ bị nhầm lẫn và thường bị từ chối nhất
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, ngành nghề kinh doanh bắt buộc phải lựa chọn theo Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam, được quy định tại: Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (áp dụng từ ngày 20/8/2018).
Có ba nhóm ngành nghề:
• Ngành nghề được kinh doanh tự do: buôn bán, sản xuất, dịch vụ, thiết kế,...
• Ngành nghề kinh doanh có điều kiện: yêu cầu phải có giấy phép con, chứng chỉ hành nghề hoặc cơ sở vật chất nhất định. Ví dụ: vận tải, giáo dục, y tế, môi giới bất động sản, kiểm toán,...
• Ngành nghề bị cấm kinh doanh: ma túy, mại dâm, pháo nổ, động vật hoang dã quý hiếm,...
Còn đối với những ngành, nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện của từng ngành nghề theo quy định của pháp luật.
Bạn có thể tra cứu danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020.Nếu ngành nghề đăng ký thuộc nhóm có điều kiện mà không đáp ứng đầy đủ yêu cầu, doanh nghiệp sẽ không được cấp phép hoặc bị xử phạt sau khi hoạt động.
Tên doanh nghiệp – Phải hợp pháp và không gây nhầm lẫn
Theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020
“1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.”
5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
Khuyến nghị: Tra cứu tên doanh nghiệp trước trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để tránh trùng lặp.
Trụ sở doanh nghiệp – Cần rõ ràng và hợp pháp
Theo điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 6 Luật Nhà ở 2014, trụ sở chính của doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Trụ sở chính của doanh nghiệp phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có);
- Địa chỉ cần phải xác định rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố hoặc là thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ví dụ: Trụ sở chính của Đại Tín DTL tại địa chỉ: 622/3 Cộng Hòa, P.13, Q, Tân Bình, TPHCM.
- Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể.
Việc kiểm tra tính pháp lý của trụ sở nên được thực hiện cẩn thận trước khi nộp hồ sơ.
Người đại diện theo pháp luật – Chịu trách nhiệm cao nhất của doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020.
Có thể khái quát về các điều kiện để một chủ thể có thể làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là cá nhân, từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật của công ty, doanh nghiệp có thể giữ các chức danh: Giám đốc/Tổng giám đốc, Chủ tịch công ty hay Chủ tịch HĐQT tùy theo loại hình doanh nghiệp đăng ký.
Nếu doanh nghiệp thuê người đại diện theo pháp luật thì phải có thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.
Công ty TNHH, công ty cổ phần có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
Lưu ý: Người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho doanh nghiệp trong các giao dịch, ký kết hợp đồng và chịu trách nhiệm pháp lý với bên ngoài. Doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật, tuy nhiên cần xác định rõ chức danh và phạm vi quyền hạn.
Một số lưu ý quan trọng:
• Người đại diện phải cư trú tại Việt Nam hoặc có ủy quyền hợp pháp nếu thường xuyên vắng mặt.
• Các thông tin về người đại diện phải khớp với giấy tờ tùy thân, sổ hộ khẩu, tạm trú,...
• Việc lựa chọn người đại diện không phù hợp có thể ảnh hưởng đến tính pháp lý của doanh nghiệp trong mọi giao dịch.
Việc thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam là thủ tục không quá phức tạp, nhưng nếu bỏ sót một trong sáu điều kiện quan trọng trên, doanh nghiệp có thể:
• Bị từ chối cấp phép;
• Phát sinh rủi ro pháp lý;
• Gặp khó khăn trong quá trình hoạt động và mở rộng.
Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và thành lập doanh nghiệp trọn gói, giúp bạn:
• Tư vấn ngành nghề phù hợp;
• Xử lý hồ sơ pháp lý đúng chuẩn;
• Đăng ký doanh nghiệp nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Liên Hệ Ngay Với Đại Tín DTL:
Địa chỉ: 622/3 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: