Quy Trình Đăng Ký Thành Lập Công Ty TNHH Hai Thành Viên
Việc thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên là một bước khởi đầu quan trọng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang tìm kiếm sự hợp pháp và bảo vệ pháp lý. Quy trình đăng ký này gồm các bước cụ thể, giúp doanh nghiệp nhanh chóng và thuận tiện hoàn tất thủ tục tại Phòng Đăng ký Kinh doanh.
Chuẩn bị hồ sơ thành lập Công ty TNHH hai thành viên
Trước khi nộp hồ sơ, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, bao gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
d) Giấy ủy quyền và bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH hai thành viên được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hình thức nộp hồ sơ
Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong ba hình thức nộp hồ sơ:
• Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
• Nộp trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
• Nộp qua đường bưu điện đến địa chỉ Phòng Đăng ký kinh doanh.
Thời gian giải quyết hồ sơ
Thời hạn giải quyết yêu cầu đăng ký thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên là 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Hướng dẫn chi tiết đăng ký online Công ty TNHH hai thành viên
Bước 1: Chọn hình thức đăng ký trực tuyến
• Truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
• Chọn “Đăng ký doanh nghiệp” và chọn “Nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh”.
• Chọn loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên và bắt đầu quy trình.
Bước 2: Điền thông tin chi tiết doanh nghiệp
• Hình thức đăng ký: là Thành lập mới.
• Địa chỉ trụ sở chính: Cung cấp địa chỉ, số điện thoại, số fax và email (nếu có).
• Ngành nghề kinh doanh: Liệt kê đầy đủ ngành nghề kinh doanh, chọn ngành nghề chính và đảm bảo đúng quy định về điều kiện.
• Vốn điều lệ: Điền mức vốn điều lệ theo thỏa thuận của các thành viên.
• Thông tin thành viên: Điền chi tiết từng thành viên, bao gồm tỷ lệ và số vốn góp.
Lưu ý: Thời hạn để thực hiện việc góp vốn là 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
• Người đại diện theo pháp luật: Cung cấp chức danh và thông tin của người đại diện.
• Thông tin về thuế: Chọn địa chỉ nhận thông báo thuế (trụ sở chính hoặc địa chỉ khác). Cung cấp các thông tin về phương pháp tính thuế, năm tài chính, và số lượng lao động.
• Thông tin về bảo hiểm xã hội: Tùy chọn phương thức đóng bảo hiểm theo ngành nghề.
- Doanh nghiệp đăng ký ngành, nghề kinh doanh chính là nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và trả lương theo sản phẩm, theo khoán: có thể lựa chọn 1 trong 3 phương thức đóng bảo hiểm xã hội: hàng tháng, 03 tháng một lần, 06 tháng một lần.
- Doanh nghiệp đăng ký ngành, nghề kinh doanh chính khác: đánh dấu vào phương thức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng.
• Đăng ký sử dụng hóa đơn: Chọn 1 trong 4 hình thức hóa đơn điện tử ( tự in hóa đơn, đặt in hóa đơn, sử dụng hóa đơn điện tử, mua hóa đơn của cơ quan thuế )
• Thông tin người nộp hồ sơ: Cung cấp các thông tin cá nhân, địa chỉ liên lạc và thông tin liên hệ của người nộp hồ sơ.
Người nộp hồ sơ là:
- Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Người được người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
• Thông tin người ký:
Người ký xác thực hồ sơ là:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Người đại diện theo ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
• Văn bản đính kèm: Trong quá trình đăng ký, công ty TNHH hai thành viên cần đính kèm các văn bản quy định đã nêu trên phần 1 Thủ tục hồ sơ đăng ký thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Bước 3: Xác nhận hồ sơ và thanh toán phí
• Kiểm tra lại toàn bộ thông tin và thực hiện ký số/xác thực hồ sơ.
• Nộp phí đăng ký doanh nghiệp và chờ kết quả xử lý hồ sơ.
Trả kết quả đăng ký doanh nghiệp
Sau khi hồ sơ được xét duyệt, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty TNHH hai thành viên.
Thông tin doanh nghiệp cần cung cấp khi thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Doanh nghiệp cần cung cấp cho Đại Tín DTL những thông tin sau:
- Tên công ty
- Địa chỉ công ty
- Loại hình công ty
- Số vốn điều lệ
- Giá trị vốn góp và tỉ lệ vốn góp của các thành viên
- Tên và thông tin người đại diện pháp luật
- Thông tin của từng thành viên
- Mã ngành – ngành nghề chính
- Số điện thoại; email/fax của công ty (nếu có)
6 Lưu ý khi thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
1/ Quy định về số lượng thành viên:
Để thành lập công ty TNHH 2 thành viên phải có ít nhất hai thành viên, tổ chức phải có pháp nhân hoặc cá nhân từ 18 tuổi trở lên có đủ năng lực về hành vi dân sự, không thuộc các đối tượng bị cấm thành lập công ty theo quy định tại Điều 17 của Luật Doanh Nghiệp năm 2020.
Số Lượng Thành Viên: Công ty TNHH phải có ít nhất 2 thành viên, bao gồm cá nhân hay tổ chức. Số lượng thành viên không được vượt quá 50.
2/ Quy định về vốn điều lệ:
Vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên là tổng giá trị các phần vốn góp của những thành viên tham gia và được ghi nhận trong Điều lệ công ty. Không có hạn mức tối đa và tối thiểu đối với vốn điều lệ.
Lưu ý: Nếu ngành nghề công ty đăng ký có yêu cầu về vốn pháp định thì vốn điều lệ phải bằng hoặc cao hơn vốn pháp định.
- Vốn quá thấp: Mặc dù giảm trách nhiệm tài chính cho người góp vốn, nhưng lại gây lo ngại về tiềm lực công ty, giảm niềm tin từ khách hàng và đối tác. Ngoài ra, vốn thấp có thể gây khó khăn trong việc vay ngân hàng và không đủ đáp ứng chi phí hoạt động.
- Vốn quá cao: Tăng trách nhiệm tài chính và rủi ro cho người góp vốn, nhưng lại tạo niềm tin tốt hơn cho đối tác, đặc biệt trong các dự án đấu thầu. Tuy nhiên, sẽ liên quan tới số thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng theo Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP:
STT | Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư | Lệ phí môn bài phải nộp |
1 | Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư > 10 tỷ đồng | 03 triệu đồng/năm |
Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ≤ 10 tỷ đồng | 02 triệu đồng/năm | |
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác | 01 triệu đồng/năm |
3/ Quy định về tên công ty:
Tên doanh nghiệp sẽ bao gồm loại hình doanh nghiệp kết hợp với tên riêng.
- Loại hình doanh nghiệp: Ví dụ, công ty TNHH 2 thành viên.
- Tên riêng: tạo thành bởi các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
- Tên nước ngoài có thể giữ nguyên hoặc dịch nghĩa.
- Tên viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên nước ngoài.
- Không gây nhầm lẫn, trùng tên doanh nghiệp khác, hay vi phạm thuần phong mỹ tục.
- Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị nếu chưa nhận được sự đồng của cơ quan, đơn vị, tổ chức đó.
Có hai cách kiểm tra trùng tên doanh nghiệp
- Cách 1: Tra cứu trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx
- Cách 2: Tra cứu bằng tài khoản đăng ký kinh doanh
4/ Quy định về ngành nghề kinh doanh:
Khi thành lập doanh nghiệp, nhiều người thường chọn đăng ký nhiều mã ngành kinh doanh để tránh việc phải bổ sung ngành nghề trong quá trình hoạt động sau này. Tuy rằng không có giới hạn về số lượng ngành nghề có thể đăng ký, nhưng việc đăng ký quá nhiều ngành nghề không liên quan đến định hướng kinh doanh thực tế có thể gây khó khăn trong thủ tục đăng ký.
Ngành nghề kinh doanh được chia thành hai loại: ngành nghề có điều kiện và ngành nghề không có điều kiện. Nếu doanh nghiệp đăng ký mã ngành có điều kiện, họ sẽ phải đáp ứng các yêu cầu pháp lý của ngành đó. Vì vậy, chỉ nên đăng ký những ngành nghề phù hợp với mục tiêu kinh doanh để tránh phát sinh các thủ tục không cần thiết.
Đối với các ngành nghề có điều kiện như kinh doanh, sản xuất thực phẩm chức năng, hoặc mở phòng khám, tuy ban đầu không cần giấy tờ pháp lý về ngành nghề khi nộp hồ sơ thành lập, nhưng sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp bắt buộc phải xin giấy phép con để có thể hoạt động hợp pháp.
5/ Quy định về địa điểm, trụ sở công ty
Địa chỉ đăng ký kinh doanh phải cụ thể trên lãnh thổ Việt Nam, gồm số nhà, ngõ, đường, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố, kèm theo số điện thoại, fax và email (nếu có).
Không được sử dụng các địa điểm chỉ có chức năng nhà ở như chung cư, khu dân cư hay khu tập thể để làm văn phòng hoặc cho thuê.
Nếu đăng ký tại khu thương mại hoặc tòa nhà hỗn hợp, cần có giấy tờ chứng minh địa điểm đó có chức năng thương mại, văn phòng.
6/ Điều kiện góp vốn thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
(1) Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
(2) Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.
Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.
(3) Sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà vẫn có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau:
- Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
- Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
- Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
(4) Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định.
Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.
(Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020)
Hãy để Đại Tín DTL trở thành bệ phóng cho những ước mơ kinh doanh của bạn! Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận tư vấn và chọn gói dịch vụ phù hợp nhất cho doanh nghiệp!
Địa chỉ: 622/3 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: