Hơn 90% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề

Nhiều đại biểu khẳng định ngành dịch vụ ăn uống thuộc nhóm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, tức thì và nặng nề nhất do đại dịch COVID-19. Ngay cả khi đã nới lỏng giãn cách xã hội, ngành này vẫn gặp nhiều cản trở do sự thay đổi về cách thức kinh doanh lẫn thói quen ăn uống của khách hàng.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam, dẫn một báo cáo cho thấy trong năm 2020, chỉ 48% doanh nghiệp ngành F&B của Việt Nam chịu ảnh hưởng ít hoặc không nghiêm trọng bởi đại dịch. Nhưng sang năm 2021, con số này đã tăng lên tới 91%.

Phó Tổng thư ký Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam Nguyễn Ngọc Kiên cũng nhìn nhận: Trước khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường ẩm thực, đồ uống hấp dẫn nhất toàn cầu, xếp thứ 10 châu Á vào năm 2019. Việt Nam cũng từng được vinh danh là một trong những điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á.

Ngành 'hấp dẫn nhất toàn cầu' tìm cách hồi sinh - ảnh 1
Ngành dịch vụ ăn uống Việt Nam đang nỗ lực thay đổi để thích nghi trong bối cảnh đại dịch. Ảnh: TU

Thế nhưng kể từ khi đại dịch bùng phát, các doanh nghiệp đối mặt với khó khăn về nguồn cung nguyên liệu, chi chí tăng cao. Đặc biệt, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại chỗ phải dừng hoạt động do giãn cách. “Đại dịch xảy ra như một cú đánh trực diện vào doanh nghiệp ngành F&B” - ông Kiên nhận xét.

Đáng chú ý, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên nhiều đơn vị trong ngành F&B cạn kiệt nguồn tài chính. Ngay cả các công ty có dự trữ lượng tiền mặt lớn cũng gặp khó khăn do tình trạng giãn cách xã hội kéo dài. Một khảo sát mới đây cho thấy dòng tiền của 46% công ty đã cạn, chỉ đủ để duy trì hoạt động từ một đến ba tháng.

Ông Đoàn Minh Phú, Giám đốc chuỗi nhà hàng siêu thị Thế Giới Hải Sản, cho biết đợt bùng dịch lần thứ tư bắt đầu vào cuối tháng 4-2021, buộc đơn vị phải đóng cửa sáu tháng, đồng nghĩa với doanh thu về 0. Đến đầu tháng 10-2021, các nhà hàng được mở cửa lại nhưng lượng khách, doanh thu đều giảm khoảng 30%.

Một khó khăn nữa là dù vắng khách hay đóng cửa thì các nhà hàng, quán ăn vẫn phải trả tiền thuê mặt bằng vài chục triệu đồng, thậm chí cả trăm triệu đồng một tháng. Vì vậy, nhiều nhà hàng phải trả lại mặt bằng, chấp nhận “bỏ đi” nhiều tỉ đồng đã đầu tư.

Thay đổi để tồn tại

Nguồn: https://plo.vn/kinh-te/nganh-hap-dan-nhat-toan-cau-tim-cach-hoi-sinh-1033830.html